Nếu bạn đang phân vân làm thế nào để lắp đặt thi công mái tôn cho đúng cách, hãy cùng điểm qua ngay 5 bước quan trọng sau:
Chọn mái tôn “hợp cạ” cho căn nhà:
Mái tôn ngày càng được ưa chuộng cho các công trình nhà ở, nhà xưởng và xí nghiệp. Tuy vậy, trên thực tế, không phải kiến trúc nào cũng sử dụng loại tôn giống nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng, bạn nên lưu ý để lựa chọn giữa 3 loại vật liệu sau đây:
Tôn 1 lớp: đây là loại mái tôn mỏng nhất và thường được dùng cho các công trình nhỏ hoặc để lợp lán và làm mái hiên. Loại tôn này có giá thành thấp nhưng độ bền không cao, phù hợp với những phần không quá quan trọng trong căn nhà.
Tôn 3 lớp: với khí hậu thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt như nhà kho hay nhà xưởng, tôn 3 lớp với 1 lớp tôn giống tôn 1 lớp, 1 lớp cách nhiệt và 1 lớp giấy bạc, với cấu tạo chắc chắn và độ bền cao là sự lựa chọn hợp lí cho các công trình dân dụng.
Tôn panel: hay còn gọi là tôn 2 mặt tôn, tôn panel giúp căn nhà luôn mát mẻ và thoáng khí. Dù giá thành có phần nhỉnh hơn so với những sản phẩm khác, tôn panel với hiệu quả chống chọi với thời tiết tốt và tính thẩm mỹ cao đáp được ứng dụng nhiều cho các dự án nhà xưởng, nhà văn phòng trong các dự án nhà máy công nghiệp.
Tôn 3 lớp
Một số vật liệu khác có thể cân nhắc khi lựa chọn vật liệu có thể tham khảo như mái ngói, nhựa giả ngói, tôn giả ngói, tấm nhựa sóng tôn...
Ngoài ra, không thể không kể đến các vật liệu cách nhiệt được sử dụng cùng với tôn 1 lớp như tấm cách nhiệt túi khí, bông thủy tinh...
Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật & đo lường:
Trước lúc thi công, bạn cần đảm bảo vật liệu xây dựng đều đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Khung kèo, xà gồ của nhà phải khô ráo, với độ ẩm không vượt mức 12%. Đối với những thanh xà gồ bằng sắt, bạn nên sử dụng sơn chống gỉ và kiểm tra độ cong vênh của chúng. Bước này sẽ giúp đinh vít không bị lệch ra ngoài trong quá trình căng dây lấy dấu khi thi công.
Hầu hết mái tôn có kích thước lớn nhưng trọng lượng nhẹ. Lúc lắp đặt, công nhân thường chọn phương pháp nâng mái tôn theo đúng hướng rồi đặt lên toàn thể căn nhà. Vì vậy, tính toán kích thước tôn lợp mái là bước không thể thiếu để chuẩn bị kế hoạch thi công và đặt mua vật liệu. Đầu tiên, bạn cần xác định được độ dốc (khoảng cách từ điểm cao nhất tới điểm thấp nhất) của mái nhà. Những mái nhà có độ dốc lớn (>15%) có khả năng thoát nước nhanh nhưng thường khá tốn vật liệu xây dựng. Sau đó, bạn có thể dùng yếu tố độ dốc để xác định diện tích cũng như khả năng bao phủ của mái nhà.
Chuẩn bị vật liệu và vị trí làm việc:
Dựa vào kết quả tính độ dốc và diện tích phía trên, ta có thể dễ dàng tính được số tấm lợp và vật dụng đính kèm cần mua để bản vẽ thi công không bị chênh quá nhiều so với thực tế công trình. Để việc lắp đặt được thực hiện dễ dàng, bạn nên chuẩn bị một mặt bằng tập kết vật tư vật liệu và vị trí thao tác để đưa tôn lên mái.
Tháo bỏ mái nhà cũ và sửa chữa phần hư hại:
Để thay mái nhà, bạn nên bắt đầu từ điểm cao và xa nhất, sau đó tháo tất cả những tấm lợp cũ, tấm ốp nóc, lỗ thông hơi và tấm bảo vệ. Những phần này cần được thay thế bằng tấm kim loại mới để đảm bảo độ bền cho mái tôn. Ngoài ra, bạn có thể đặt lại vị trí máng nước và dọn dẹp trần nhà. Sau khi những vật liệu cũ đã được dời đi, xương trần và ván ép của khung mái nhà sẽ lộ ra, khiến việc sửa chữa khung mái, lớp cách nhiệt và hệ thống thông gió trở nên dễ dàng. Nếu bạn đang dựng mái tôn cho một công trình mới, bạn có thể bỏ qua bước này.
Thi công mái tôn:
Lắp đặt tấm lợp: bạn nên bắt đầu từ đỉnh cao nhất cho tới mép mái, sau đó sử dụng đinh vít với vòng đệm cao su tổng hợp để cố định những tấm lợp. Tấm lợp đầu tiên cần nhô ra so với mép mái ít nhất là 2 cm. Khi xếp các tấm lợp khác, bạn cần đảm bảo rằng cạnh của chúng gối lên nhau ít nhất 2,5 cm rồi tiếp tục cho tới khi toàn bộ mái nhà được bao phủ. Nếu trên mái tôn vẫn còn lỗ hổng, hãy sử dụng thêm vật liệu để bịt kín nó. Đặt một hạt 100% silicone hoặc keo silicone trước khi xếp tấm lợp xuống sẽ giúp các cạnh mái chắc chắc hơn và gắn các vật liệu với nhau một cách hiệu quả.
Lắp đặt máng nước và tấm úp nóc:
Lắp đặt diềm mái: diềm mái là các dải kim loại được sử dụng để bao quanh toàn bộ chu vi của mái nhà. Trong lúc thi công, bạn có thể dùng đinh đóng mái để cố định chúng. Hãy lưu ý đặt diềm mái chồng lên các cạnh của máng nước nhé!
Hoàn thành quá trình lắp đặt: khi thi công xong, đừng quên kiểm tra lại lần cuối để tránh những sai sót trong lúc xây dựng và dọn dẹp vật liệu thừa nhé!
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về những kỹ thuật cần thiết để lắp đặt mái tôn đúng cách.