You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

6 ứng dụng thép trong xây dựng nhà kết cấu thép

Trong xây dựng, thép là loại vật liệu không thể thiếu. Ứng dụng thép trong xây dựng nhà kết cấu thép rất đa dạng và phổ biến. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn loại thép phù hợp cho từng ứng dụng.

1. Ứng dụng thép trong xây dựng nhà kết cấu thép

Bên cạnh bê tông, thép cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng các công trình. Vậy những ứng dụng cụ thể của thép trong xây dựng nhà kết cấu thép là gì?

1.1. Nhà kết cấu thép cho công trình lớn

Nhà kết cấu thép cho công trình lớn: Loại kết cấu này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với kết cấu bê tông cốt thép truyền thống: mở rộng không gian, tiết kiệm chi phí, chất lượng công trình bền bỉ,… Độ cứng và độ bền của thép tốt tạo sự vững chắc cho công trình, chống lại các hiện tượng nứt tường, xuống cấp công trình.

1.2. Xây dựng các tòa nhà cao tầng

Xây dựng các tòa nhà cao tầng: Bởi đặc tính có thể uốn cong mà không dễ bị nứt vỡ nên kết cấu thép cũng được ưa chuộng trong việc xây dựng các tòa nhà cao tầng. Nếu không may xảy ra bão lớn hoặc động đất, thay vì đổ sập đột ngột, các tòa nhà cao tầng có kết cấu thép sẽ “biến dạng từ từ”. Do đó, người sinh hoạt bên trong sẽ nhận được cảnh báo và có thời gian để thoát ra ngoài.

1.3. Xây dựng nhà kho công nghiệp

Ứng dụng thép trong xây dựng nhà kho công nghiệp: Xưởng công nghiệp có kết cấu thép có khả năng chịu lực tốt, không thấm nước, nhẹ,… giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian thi công.

1.4. Xây dựng nhà ở tạm thời

Xây dựng nhà ở tạm thời: Khung thép có thể dễ dàng tái sử dụng. Vì vậy, nếu có nhu cầu xây dựng nhà ở tạm thời, kết cấu thép sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Khi muốn chuyển nhà hoặc thay đổi cấu trúc nhà, kết cấu thép có thể tháo dỡ một cách đơn giản và lắp lại tiện lợi.

Mái vòm che chắn: Thép nhẹ, dễ lắp đặt, di chuyển và tốn ít thời gian thi công rất thích hợp xây mái vòm nhà ga, sân bay, sân vận động, rạp hát,… Đồng thời nâng cao thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí cho công trình.

Hệ thống giá đỡ đường ống dẫn: Kết cấu thép được ưu tiên sử dụng cho các dòng ống 12 – 300MB, hạn chế tối đa sự hỏng hóc và thay mới.

 
6-ung-dung-thep-trong-xay-dung-nha-ket-cau-thep

Ứng dụng thép trong xây dựng nhà kết cấu thép thiết kế cực đẹp mắt

2. Ưu điểm và nhược điểm của nhà kết cấu thép

Khung thép đang là một xu hướng mới trong xây dựng, hiện đang giành được sự quan tâm lớn từ nhiều chủ đầu tư và nhà thầu. Việc tìm hiểu kỹ những ưu điểm và nhược điểm của loại kết cấu này sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định chính xác hơn khi xây dựng các công trình.

2.1 Ưu điểm ứng dụng thép trong xây dựng nhà kết cấu thép

Dưới đây là những điểm khi xây dựng nhà kết cấu thép, các bạn có thể tham khảo:

Trọng lượng nhẹ: So với kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Vì vậy, việc vận chuyển, lắp dựng cũng dễ dàng hơn. Chi phí vận chuyển cũng đỡ tốn kém hơn.

Dễ thi công và tính hữu dụng cao: Kết cấu thép có khả năng chống chịu được lực tác động lớn, có thể áp dụng cho mọi công trình và đáp ứng mọi nhu cầu về hình dáng của khách hàng.

Giá thành thấp: Chi phí sản xuất thép không quá lớn và, chi phí vận chuyển cũng được giảm đáng kể. Từ đó, tổng chi phí sẽ được tiết kiệm tối đa so với việc sử dụng kết cấu bê tông cốt thép.

Thi công nhanh chóng: Kích thước đồng đều, gia công tỉ mỉ nên kỹ sư xây dựng chỉ mất từ 5 đến 10 ngày để hoàn thành khung thép (tuỳ thuộc vào quy mô công trình và nguồn nhân lực).

Chi phí bảo dưỡng thấp: Việc tháo lắp kết cấu thép dễ dàng hơn nhiều so với kết cấu bê tông cốt thép truyền thống nên việc sửa chữa, bảo dưỡng cũng tiết kiệm hơn.

Bền bỉ với thời gian: Kết cấu thép có đặc tính kín và chống thấm nước cực tốt.

2.2 Nhược điểm kết cấu thép

Ngoài những ưu điểm vượt trội được nêu ở trên, ứng dụng thép trong xây dựng nhà kết cấu thép cũng có một số nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được chúng để tăng hiệu quả và độ bền của công trình.

Chịu lửa kém: Khi tiếp xúc với ngọn lửa lớn trong thời gian dài, thép sẽ bị đun nóng và biến dạng.

Có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường: Khi tiếp xúc với nhiệt độ, độ ẩm,… thép có thể bị xuống cấp.

Để khắc phục hai nhược điểm trên, các nhà sản xuất sẽ phủ bên ngoài các thanh thép một lớp sơn chống gỉ hoặc mạ kẽm. Khi đó, kết cấu thép sẽ được bảo vệ tuyệt đối: chống cháy, chống ăn mòn, chống thối,…