You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Các cấu kiện cơ bản của nhà kết cấu thép tiền chế

Nhà kết cấu thép tiền chế ra đời đánh dấu cuộc cách mạng của lĩnh vực kết cấu xây dựng. Công trình làm nhà tiền chế này có rất nhiều ưu điểm vượt trội như giá thành rẻ, thi công nhanh, chịu lực tốt, dễ thay đổi kết cấu… Vì vậy đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, hẳn rất nhiều người vẫn còn lạ lẫm trước các cấu kiện cơ bản của nhà kết cấu thép. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Móng của nhà kết cấu thép

Cũng tương tự như nhà bê tông cốt thép, nhà kết cấu thép cũng cần móng để đảm nhiệm chức năng tiếp nhận tải trọng của công trình ở trên nền đất.

Móng nhà kết cấu thép có thể là móng đơn, móng băng hoặc móng bè tùy vào địa chất và mặt bằng của công trình.

Đối với nhà thép cao tầng cần sử dụng hệ móng sâu để chống lật cho công trình. Song lượng cọc và chiều sâu của móng sâu cần được tính toán cặn kẽ phù hợp với nhà thép tiền chế. Móng nhà kết cấu thép thông thường giảm 25 đến 45% so với nhà bê tông cốt thép.

Bu lông móng có tác dụng liên kết hệ móng bê tông cốt thép và cột thép hình. Thông thường bu lông móng thường được sử dụng đường kính M22 trở lên. Ở bước đặt bu lông móng đòi hỏi về sự chính xác cao độ, đảm bảo việc lắp đặt những cấu kiện cột, dầm dễ dàng chính xác.

 

2. Cấu kiện chính

Cột, kèo, dầm, xà gồ là những cấu kiện chính của nhà kết cấu thép tiền chế. Đây là những cấu kiện được thiết kế để đủ khả năng chịu lực. Đồng thời vượt được nhịp lớn có thể lên đến 100m theo yêu cầu của nhà xưởng.

Cột, kèo thường được thiết kế dạng thép chữ H hoặc cấu tạo dạng dàn, cột tròn. Đối với dầm thông thường sử dụng dầm chữ I, H, hộp…

Trong một số trường hợp có thể sử dụng bê tông cốt cứng nhằm tăng độ vững chắc cho công trình. Đồng thời tăng khả năng chống cháy cho ngôi nhà.

Xà gồ thép thường có dạng chữ C, Z … Bên cạnh đó, khoảng cách xà gồ từ 1m – 1,5m và liên kết với khung chính nhằm đỡ hệ mái tôn bên trên.

Ở những vùng có đặc điểm địa hình phức tạp thường phải thi công bằng tay và kém an toàn hơn, tốn nhiều chi phí vận chuyển lắp dựng hơn.

3. Cấu kiện phụ của nhà thép tiền chế

Cấu kiện phụ - Giằng của nhà kết cấu thép là tăng khả năng liên kết, đồng thời đảm bảo tính ổn định của hệ thống kết cấu khung nhà thép tiền chế ở trong quá trình lắp dựng. Giằng bao gồm các loại như giằng mái, giằng đầu hồi, giằng xà gồ, giằng cột nhà thép…

Canopy là hệ mái sảnh cho phép công trình được lợp thêm một lớp tôn, kính… và có tác dụng che nắng mưa tại vị trí của cửa đi, cửa sổ.

 

4. Sàn deck, speed deck

Sàn deck là tấm sàn tôn thép được liên kết trên hệ dầm kết cấu thép bởi những đinh hàn. Tác dụng của loại sàn này là thay thế cốp pha sàn và kết hợp chịu lực cùng sàn bê tông cốt thép để giúp đẩy nhanh tiến độ công trình.

Sàn speed deck là loại một loại sàn deck đặc biệt được sản xuất bao gồm tấm deck và lớp lưới thép xây dựng đã được hàn liên kết sẵn với nhau tại nhà máy, giúp giảm thiểu thời gian lắp dựng tại công trường và đảm bảo được chất lượng liên kết của lưới thép với tấm deck. Với ưu thế vượt trội trong thi công lắp dựng, speed deck sẽ là lựa chọn ưu tiên với công trình đòi hỏi yêu cầu về tiến độ ngắn, chất lượng, và vượt nhịp lớn hơn so với thông thường.

Sàn deck kết hợp cùng sàn bê tông cốt thép tăng độ chịu lực cho công trình

5. Bao che

Mái tôn được dùng phổ biến trong những công trình kết cấu thép tiền chế. Hiện nay, mái tôn thường được bao phủ thêm một lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt để đảm bảo tính cách nhiệt và chống ồn.

Ngoài ra, các công trình có thêm phần bao che xung quanh từ mái xuống tường bằng panel khổ lớn.

6. Phụ kiện nhà kết cấu thép

Để hoàn thành nhà kết cấu thép tiền chế vẫn cần thêm những phụ kiện cơ bản dưới đây:

Bu lông liên kết, đai ốc, bu lông neo neo có mạ;

Vít và đinh rút cho mái và tường;

Cửa trời: Tác dụng thông gió và lấy sáng;

Máng nước: Được đặt ở hai bên dốc để đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống;

Ống thoát nước: Thoát nước từ máng nước và đưa xuống cống thoát nước;

Cột thu sét: Thu sét truyền xuống đất, đảm bảo an toàn cho công trình;