1.Các hình thức cấu tạo của liên kết bu lông
Có 2 hình thức cấu tạo của bản thép cần tới sự liên kết bu lông là:
Liên kết ghép chồng (Số lượng bu lông thực tế cần tăng thêm 10%)
Liên kết ghép chồng 2 bản thép
Liên kết ghép chồng giữa thép góc và bản thép
Liên kết có bản ghép
Liên kết 2 bản ghép có sử dụng 1 hay 2 bản ghép (cần bố trí số lượng bu lông lên 10%)
Liên kết giữa 2 thép hình (không cần tăng số lượng bu lông lên 10% vì độ cứng của các cấu kiện là lớn)
2.Cách bố trí bu lông
Khi bố trí liên kết bu lông hãy lưu ý:
Nếu bố trí các bulong có khoảng cách gần quá, bản thép liên kết dễ bị xé đứt (phá hoại do ép mặt).
Nếu bố trí các bulong có khoảng cách xa quá, tốn vật liệu, liên kết không chặt chẽ, dễ bị gỉ, phần bản thép giữa 2 bulong không đảm bảo ổn định khi chịu nén.
Nên bố trí bulong có khoảng cách nhỏ nhất để tiết kiệm vật liệu, liên kết gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo đủ chịu lực
a. Bố trí bu lông song song
bố trí bu lông song song
b. Bố trí bu lông so le
bố trí bulong sole
c. Bố trí bu lông đối với thép hình
Bố trí liên kết bu lông đối với thép hình
Vị trí các dãy bu lông được quy định sẵn theo kích thước của từng loại thép hình
Đối với thép góc:
Khi bề rộng cách b < 100 mm : bố trí 1 hàng bu lông.
Khi bề rộng cách b > 100 mm : bố trí 2 hàng bu lông
Trên đây là một số thông tin về liên kết bu lông. Hy vọng mang lại những thông tin hữu ích cho người dùng. Để mua các loại bu lông liên kết hãy liên hệ theo địa chỉ dưới đây để nhận được những ưu đãi tốt nhất hiện nay.