You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Độ dốc mái ngói tối thiểu và cách tính độ dốc mái ngói

Đối với các công trình lợp mái ngói thì độ dốc của mái ngói ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, an toàn và hiệu quả sử dụng của mái nhà. Rất nhiều người thắc mắc không biết độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là bao nhiêu? Công thức tính như thế nào? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé:
 
cach-tinh-do-doc-mai-ngoi

Độ dốc mái ngói là gì
Độ dốc mái ngói là một đơn vị dùng để đo góc nghiêng của mái nhà so với mặt phẳng ngang (chính là tỉ lệ giữa 2 cạnh góc vuông của 1 tam giác được tạo ra từ chiều dài và chiều cao của mái).

Tại sao cần lợp mái ngói theo độ dốc tiêu chuẩn
Độ dốc mái ngói ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thoát nước nên cần phải làm mái ngói theo độ dốc tiêu chuẩn để hạn chế tình trạng nước bị đọng trên mái dẫn đến tình trạng nước thấm vào trong nhà.
Ngoài ra độ dốc mái ngói ảnh hưởng đến tổng quan thẩm mỹ của toàn bộ công trình xây dựng.
Mái ngói càng dốc thì khả năng thoát nước càng tốt, nhưng nếu dốc quá lại ảnh hưởng đến các công năng che nắng, che mưa của gia đình. Do vậy, cần tính toán độ dốc mái ngói tối thiểu để vừa đảm bảo khả năng thoát nước vừa đảm bảo khả năng che nắng, che mưa,… tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Mái ngói có độ dốc càng lớn thì chi phí thi công càng cao

Độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý
Thông thường, độ dốc mái ngói tiêu chuẩn dao động từ 30 – 45 độ, tuy nhiên từng kiểu ngói và phong cách thiết kế mà tỷ lệ này có thể khác nhau:
Mái ngói Nhật, mái ngói thái, mái âm dương độ dốc yêu cầu khoảng 25 độ
Các loại ngói khác như ngói dẹt, ngói vảy cá,… thì yêu cầu độ dốc khoảng 35 – 60 độ.
Cách tính độ dốc mái ngói
Các kiến trúc sư chỉ ra rằng nếu phần mái ngói không đạt được tỉ lệ vàng về độ dốc thì gia chủ sẽ tốn khá nhiều chi phí về vật liệu xây dựng cũng như công sức thi công. Đặc biệt, trải qua thời gian dài công trình sẽ dễ hư hỏng. 

Để có được một ngôi nhà mái ngói đạt tiêu chuẩn đảm bảo các yếu tố như an toàn, thẩm mỹ, che mưa, che nắng và không bị thấm dột hãy sử dụng công thức sau:

Tính theo độ dốc mái M
M = H/2L

Ví dụ: Đầu cao H = 3m, khẩu độ của mái nhà L = 4m
=> M = 3/(4*2) = 0,75 => Độ dốc mái nhà sẽ là 75%

Tính theo độ dốc mái i
i% = m x 100% = H/L x 100% =  arctan (∝)

Trong đó:
i là độ dốc
H là chiều cao mái
L là chiều dài mái

Ví dụ: H = 10, L = 100 => Độ dốc i% = 10%
=>  M = tan (∝) = 0,67 => Hệ số mái ∝ = 33°

Góc tan (∝) được quy ước cụ thể như sau:
Góc alpha là 5 độ thì độ dốc là 8%:  tan(5) x 100% = 8.
Góc alpha là 10 độ thì độ dốc là 17%: tan(10) x 100% = 17.
Góc alpha là 12 độ thì độ dốc là 21%: tan(12) x 100% = 21.
Góc alpha là 15 độ thì độ dốc là 26%: tan(15) x 100% = 26.
Góc alpha là 20 độ thì độ dốc là 36%:  tan(20) x 100% = 36.
Góc alpha là 25 độ thì độ dốc là 46%: tan(25) x 100% = 46.
Góc alpha là 30 độ thì độ dốc là 57%: tan(30) x 100% = 57.
Góc alpha là 35 độ thì độ dốc là 70%: tan(35) x 100% = 70.
Góc alpha là 40 độ thì độ dốc là 83%: tan(40) x 100% = 83.
Góc alpha là 45 độ thì độ dốc là 100%: tan(45) x 100% = 100.

Khoảng cách xà gồ hoặc li tô lợp ngói
– Xà gồ là một bộ phận thuộc phần cấu trúc ngang ở mái nhà. Xà gồ thường được làm từ những vật liệu vững chắc, có khả năng chống đỡ tải trọng của tầng mái và có tác dụng như một chiếc giá đỡ cho toàn bộ công trình. Ngoài ra, xà gồ có tác dụng giúp liên kết các khung kèo, lito để tạo nên bộ khung công trình rất kiên cố và hạn chế lực tác động xung quanh.

Ở mỗi loại khung và kèo khác nhau sẽ cần những loại xà gồ tương ứng. Cụ thể đó là: 
Mái đóng trần hoặc mái sàn bê tông mà dùng khung kèo 2 lớp thì khoảng cách xà gồ thường sẽ dao động từ 0,85m – 1,1m. 
Với khung kèo thép mạ 3 lớp để tận dụng khoảng không bên dưới để làm nhà kho hoặc làm nơi thờ cúng thì khoảng cách xà gồ thường dao động từ 0,8 – 0,9m.
– Lito chính là các vật liệu được bố trí dọc theo chiều dài của mái nhà. Cũng như xà gồ, lito có sự gắn kết vô cùng chắc chắn với cầu phong để tạo nên phần mái vững chắc và kiên cố cho công trình.

Khoảng cách li tô lợp ngói quyết định đến khả năng che chắn của mái nhà.
Tuy nhiên, tùy vào từng loại ngói mà sẽ có khoảng cách li tô khác nhau.

Khoảng cách lito của mái lợp các loại ngói Nhật
Loại ngói sóng: Dao động từ 340mm – 360mm;
Loại ngói phẳng: Dao động từ 240mm – 260mm;

Khoảng cách lito đối với ngói Thái Lan
Ngói sóng: Dao động từ 320 – 340 mm
Ngói phẳng: Dao động từ 240 – 260 mm

Đối với ngói đất nung truyền thống
Loại ngói này thường có kích thước là 22 viên/m2. Do đó, khoảng cách lito lợp ngói lý tưởng sẽ nằm trong khoảng 260 – 280mm.

Lưu ý về độ dốc mái ngói
Khi thi công mái ngói bạn cần lưu ý một số vấn đề sau liên quan đến độ dốc của mái:
– Mái ngói xi măng, ngói có gờ chắn ngang cần thiết kế độ dốc thấp hơn loại ngói không có gờ chắn ngang.
– Lựa chọn vật liệu ngói sao cho phù hợp với điều kiện môi trường nơi xây dựng
– Độ dốc mái càng lớn thì lợp ngói càng an toàn, do đó, độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là trên 20 độ. Độ dốc của mái nhỏ hơn 20 độ sẽ khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng, nhanh xuống cấp. 
– Các trường hợp không cho phép tỷ lệ độ dốc cao nên tham khảo kinh nghiệm gắn miếng dán tôn chống dột hoặc chồng mí để đảm bảo an toàn khi mưa giông xảy ra. 

Qua những thông tin trên bạn đã nắm được mái ngói có độ dốc bao nhiêu là hợp lý và cách tính tỷ lệ chuẩn xác. Hy vọng khách hàng lựa chọn được loại ngói và độ dốc ngói phù hợp cho ngôi nhà mình.