Mái nhà là bộ phận quan trọng, được nhiều người quan tâm và lưu ý khi thiết kế, thi công nhà ở. Để phát huy hết tính năng của mái nhà, bạn cần biết cách lợp ngói đúng kỹ thuật. Trong bài viết dưới đây, Thiên Gia Việt sẽ chia sẻ cho độc giả kỹ thuật lợp ngói chuyên nghiệp nhất được tư vấn bởi các chuyên gia xây dựng hàng đầu hiện nay.
1. Các kiểu mái ngói quen thuộc trong xây dựng
Hiện nay, có 2 kiểu mái ngói thông dụng, được sử dụng trong nhiều công trình bao gồm: mái hệ khung kèo gỗ, sắt, thép mạ kẽm và mái bê tông dán ngói.
Mái hệ khung kèo gỗ, sắt, thép mạ kẽm
- Mái hệ khung kèo gỗ, sắt, thép mạ kẽm có những đặc điểm như sau:
- Độ dốc mái tối thiểu là 35 độ, độ dốc tối ưu là 40 độ
- Nếu mái dài hơn 6m thì nên tăng thêm độ dốc (khoảng 45 – 50 độ) để đảm bảo thoát nước tốt
- Khoảng cách giữa 2 li tô (tâm nối tâm) nằm trong khoảng 34 – 36cm
- Li tô cuối nên là li tô kép (chiều cao gấp đôi các li tô thường)
- 2 li tô trên chóp mái (mương nóc) cách nhau từ 4 – 6cm
- Nên lắp đặt rui (cầu phong) dày hơn bình thường để có khả năng chịu lực tốt, tránh mái ngói bị võng ở giữa
- Nếu sử dụng hệ kèo gỗ thì nên chọn những loại gỗ có bề mặt nhẵn, đều, độ cứng cao, độ bền với thời gian. Để tạo tính thẩm mỹ, tránh mối mọt, thấm nước
- Ở những vùng gần biển – nơi có mức độ ăn mòn kim loại cao nên sử dụng hệ kèo thép không gỉ
Mái bê tông rồi dán ngói
- Độ dốc mái tối thiểu là 30 độ
- Nếu làm mè bằng vữa thì cũng giống như hệ rui mè bằng sắt, khoảng cách giữa 2 mè có lớn hơn 1 chút nhưng không vượt quá 370 mm.
- Tuy nhiên, dạng mái này ngày càng ít được sử dụng với lý do viên ngói bị bó cứng vào khối bê tông, không co dãn được khi thời tiết thay đổi và khó sửa chữa, thay thế trong trường hợp ngói bị thấm dột, nứt, bể. Thay vào đó người ta rải 1 lớp li tô & cầu phong lên mái bê tông rồi mới lợp. Kiểu lợp này đáp ứng được yếu tố yếu tố thẩm mỹ của những căn biệt th theo phong cách hiện đại.
2. Kỹ thuật lợp ngói
Đối với 2 kiểu mái như trên, thông thường đều có chung một kỹ thuật lợp ngói. Kỹ thuật lợp ngói bao gồm các bước sau:
Kỹ thuật lợp mái ngói
- Lợp một hàng dưới trước, lợp từ dưới lên trên, từ trái qua phải
- Viên ngói đầu tiên cách diềm hông 3cm
- Li tô cuối nên là li tô kép (chiều cao gấp đôi các li tô thường)
- Nên căng dây để lấy đường chuẩn của riềm hông và hàng ngói đầu tiên và căng dây lại sau khi lợp được 1 - 1,5m ngang để canh thẳng hàng
- Mỗi viên ngói nên được liên kết chắc chắn với thanh li tô bằng vít chuyên dụng cho thép hoặc gỗ tùy vào vật liệu làm li tô
- Trước khi bắn vít cần dùng khoan mồi để xuyên thủng trước, có thể dùng mũi khoan 6mm hoặc dùng ngay chính vít chuyên dụng cũng được
- Nên lợp thẳng hàng (lợp trùng sóng) để có được mái ngói thẳng, đẹp
Kỹ thuật lắp đặt ngói nóc, rìa
- Ngói nóc phải được lợp từ ngoài vào trong, liên kết bằng vữa dẻo khô, rải đều vữa vào vị trí chân viên ngói
- Khi vữa đã đủ độ cứng, lấy bay thép cắt bỏ phần vữa thừa và làm nhẵn
- Khoảng cách mương nóc phải đúng tiêu chuẩn. Nếu quá lớn thì viên ngói nóc sẽ phủ không hết mương nóc và gây ra dột nóc
- Khi lắp vít chuyên dụng vữa phải áp sát vào tấm diềm trang trí bên hông. Bắn vít hoặc dùng vữa dẻo khô rải đều ở phần tiếp xúc
3. Những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật lợp ngói
- Khi tiến hành kỹ thuật lợp ngói như trên, bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây:
- Nếu vữa dính trên bề mặt khô và có màu trắng, dùng xốp hoặc khăn mềm khô lau sạch
- Khoảng cách giữa 2 li tô phải đồng nhất cho cả mái ngói (trừ khoảng li tô cuối) đảm bảo các li tô phải song song với nhau. Chia li tô từ trên đỉnh mái xuống dưới, hàng thừa thì dồn vào hàng cuối hoặc áp cuối.
- Các đường lưu thủy phải đặt máng xối đúng cách, long máng, cánh máng rộng, phải có các gờ chống tràn nước
- Độ mái dốc phải lớn hơn 22 độ để đảm bảo tránh được tình trạng dột nước
- Đường cắt ngói phải nằm trên sóng dương của viên ngói
- Với mái nhà ở cao nguyên, sát biển, nên làm mái có độ dốc từ 40 – 45 độ, khoảng cách li tô là 32 – 34cm để mái nhanh thoát nước, tránh bị tạt ngược khi có bão, gió lớn