You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Hướng dẫn chi tiết cách lợp ngói thái đẹp, đúng kỹ thuật

Nhờ những tính năng vượt trội mà hệ thống mái thái được yêu thích nhất hiện nay. Một số ưu điểm của mái thái có thể kể tới như chống nhiệt tốt, bền bỉ và thoát nước nhanh chóng,… Tuy nhiên để phát huy công dụng tốt nhất thì mái thái phải được thi công một cách chuẩn xác. Cùng tham khảo cách lợp ngói thái đẹp, đúng kỹ thuật dưới đây.
 

Kết cấu chung của mái ngói thái
Để lợp ngói thái đúng chuẩn trước tiên chúng ta cần hiểu về kết cấu mái thái. Kết cấu của mẫu nhà mái thái từ cấp 4 tới nhà 2, 3 tầng bao gồm:

Hoành: Là những dẫm chính có chức năng hỗ trợ chống mái mặt nằm ngang so với chiều dài của mái đồng thời nằm thẳng góc so với phần khung nhà.

Rui: Là những thanh dầm phụ trung gian đặt theo hướng dốc theo mái nhà và gối lên hoành.

Mè: Là những thanh dầm đỡ nhỏ, đặt vuông góc so với rui và gối lên những thanh rui, dọc theo hoành. Khoảng cách giữa những thanh mè liền kề chỉ đủ để đặt một viên ngói.

Cấu tạo giữa hoành, rui và mè có tác dụng phân tách nhịp của kiến trúc đỡ mái nhà tọa nên hệ lưới liên kết vừa vặn để lát lớp gạch màn sau đó là lợp lớp ngói gối lên.


Hướng dẫn cách lợp ngói thái chuẩn nhất chỉ với 4 bước đơn giản
Cách lợp ngói thái không quá khó nhưng nhiều người vẫn không nắm được. Chỉ cần ghi nhớ 4 bước cơ bản dưới đây là bạn đã có thể lợp mái ngói thái một cách chuẩn xác và đúng kỹ thuật:

Bước 1: Nắm rõ những kiến thức về độ dốc của mái
Trong bước này thì trước hết bạn cần nắm được các kiến thức như độ dốc mái nhỏ nhất là 17 độ, lớn nhất là 90 độ. Độ dốc mái lý tưởng nằm trong khoảng từ 30-35 độ. Với độ dốc tiêu chuẩn này thì mái sẽ có khả năng thoát nước nhanh chóng. Nếu như bạn làm sai quy chuẩn thì sẽ xảy ra tình trạng ứ nước xuất hiện tình trạng thấm dột và rong rêu.

Bước 2: Xác định khoảng cách mè và mặt phẳng mái
Khoảng cách tiêu chuẩn của mè được đưa ra đó là 34,5 cho hàng mè thứ nhất và 2 hàng mè đỉnh mái có tiêu chuẩn trong khoảng 4-6cm. Với những thanh mè nằm ở giữa thì mỗi một thanh sẽ có khoảng cách là 23-34cm. Lưu ý là không được vượt quá 34cm.

Hơn nữa, bạn nên quan tâm tới mặt phẳng mái phải trực giao. Đồng thời các thanh mè sẽ có độ chênh lệch <+_ 5mm.

Bước 3: Bắt đầu hướng dẫn lợp ngói chính
Trong bước này, bạn cần tuân thủ các bước lợp chữ công theo dạng âm dương. Lợp ngói phải tuân theo trình tự từ trái qua phải đồng thời tấm ngói đầu tiên sẽ có khoảng cách là 3cm tính từ mép ngoài của ván hông.

Những viên ngói màu cần được sắp xếp sát nhau và cứ 10 viên ngói thì sẽ dùng dây căng dọc theo mái giúp việc lợp ngói được thẳng hàng. Sau đó là sử dụng vít thép 6cm cứ cách 1 hàng thì sẽ cố định ngói vào thanh mè để đảm bảo vững chắc nhất.

Bước 4: Tiến hành lợp ngói rìa, ngói nóc
Đối với ngói rìa thì cần chú ý ốp sát vào ván hông khoảng 3 đến 6cm, cạnh còn lại thì đi men so theo sóng ngói chính. Sau đó thì sử dụng sắt hộp 3 đến 6cm để cố định ngói vào ván hông.

Đối với ngói nóc thì bạn sử dụng tấm lợp ngói Thái Lan ngói sóng hoặc vữa có độ dẻo khô. Bạn phải chắc chắn rằng chiều cao mạch hồ vữa 2,5cm và đồng đều, thẳng hàng với nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi thực hiện lợp ngói mái thái để đảm bảo kết quả bền đẹp:

Nếu ngói bị khô hoặc bị trắng thì hãy sử dụng một miếng xốp hoặc một chiếc khăn mềm lau đi.

Ngói sau khi cắt phải đáp ứng được đường cắt nằm trên sóng dương của tấm ngói.

Ở mỗi đường nước cần đặt máng xồi và gồ để chống tình trạng nước tràn. Lưu ý không sử dụng vữa để trái vào rãnh lưu thủy.

Một số điều lưu ý khi thi công mái ngói thái
Khi thi công xây dựng nhà mái thái thì phần ngói lợp đóng vai trò quan trọng. Bởi mái ngói chính là điểm nhấn của ngôi nhà nên rất được chú trọng.

Mái nhà đảm bảo độ dốc 30 độ đồng thời cứ mỗi 1m chiều ngang, kèo thì cần nâng 57cm.

Mái có chiều xuôi cao nhất là 10m.

Với độ dốc mái từ 45-60 độ thì chiều xuôi mái ngói là vô hạn.

Lưu ý lợp ngói với khoảng cách vừa phải.

Khi lợp ngói rìa thì viên ngói cuối cần được lợp trước. Đồng thời khi lợp viên ngói cuối rìa thì cần che được toàn bộ ngói chính của hàng đầu tiên. Các viên ngói rìa cần bắt vít vào mè một cách chắc chắn qua các lỗ đinh trên thân ngói.

Viên ngói cuối mái hay cuối nóc phải được gắn lên trước sau đó mới gắn ngói nóc. Chúng sẽ được ghép nối với nhau bằng vữa từ vị trí ngói viền.

Trên đây là cách lợp ngói thái và một số lưu ý khi lợp mái ngói thái. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiểu mái ngói đang rất được ưa chuộng này.