You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Kích thước tiêu chuẩn tôn lợp mái nhà

Khi xây nhà thì khâu lợp mái được xem là một trong những khâu quan trọng nhất, nên cần tính toán cho thật kỹ lưỡng để tiết kiệm chi phí vật liệu cũng như chi phí thuê nhân công. Vậy nếu bạn đang có kế hoạch xây nhà thì đừng quên tính toán kích thước tôn lợp mái nhà, khoảng cách xà gồ lợp tôn cũng như là giá nhân công lợp mái tôn ở thời điểm hiện tại nhé!
 
kich-thuoc-tieu-chuan-ton-lop-mai-nha

1. Kích thước tôn lợp mái nhà như thế nào?

Tôn lợp mái còn có tên gọi khác là tôn lợp, tấm lợp. Loại vật liệu lợp mái này được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng…  Giúp tránh khỏi các tác động xấu của thời tiết như nắng mưa, gió bão…Kích thước của tấm tôn lợp mái nhà thường là bao nhiêu?

1.1 Khổ tôn lợp mái tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôn lợp mái phù hợp với nhiều nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau, vì thế khổ tôn của mỗi loại cũng sẽ khác nhau. 

Thông thường khổ tôn lợp mái tiêu chuẩn sẽ giao động trong khoảng 0,9m - 1, 07m thành phẩm và khổ hữu dụng sẽ dao động trong khoảng 0,85m – 1m.

Tuy nhiên, cũng có một số loại tôn có khổ đặc biệt, kích thước sản phẩm có thể to hơn một chút khoảng 1,2m – 1,6m và khổ hữu dụng sẽ dao động trong khoảng 1,17m – 1,55m.

1.2 Kích thước tôn lợp mái nhà hiện nay

Như đã chia sẻ khổ của tấm tôn lợp mái thành phẩm phổ biến là 1, 07 m. Bên cạnh đó, tùy vào từng loại tôn chúng ta sẽ có những kích thước tôn lợp mái nhà khác như:

a) Kích thước tôn 5 sóng vuông
Khổ tôn: 1,07m.
Khoảng cách giữa sóng tôn: 25cm.
Chiều cao sóng tôn: 3,2cm.
Độ dày tôn: 0,8mm, 1mm, 1,5mm, 2mm, 3mm
Chiều dài thông dụng 2m, 2,4m, 3m

b) Kích thước tôn 6 sóng vuông
Khổ tôn: 1,065m.
Khoảng cách giữa các sóng tôn: 20cm. 
Chiều cao sóng tôn: 2, 4cm

c) Kích thước tôn 9 sóng vuông
Khổ tôn: 1m.
Khoảng cách giữa các sóng: 12,5cm.
Chiều cao sóng tôn: 2,1cm
Độ dày tôn: 0,8mm, 1mm, 1,5mm, 2mm, 3mm
Chiều dài thông dụng 2m, 2,4m, 3m

d) Kích thước tôn 11 sóng vuông
Khổ tôn: 1,07m; khổ rộng hữu dụng 1m
Khoảng cách giữa các sóng: 10cm.
Chiều cao sóng tôn: 2 cm
Độ dày tôn: 0,8mm, 1mm, 1,5mm, 2mm, 3mm
Chiều dài thông dụng 2m, 2,4m, 3m

e) Kích thước tôn 13 sóng vuông
Khổ tôn: 1,2m
Khoảng cách giữa các sóng: 9cm.
Độ dày tôn: 0,8mm, 1mm, 1,5mm, 2mm, 3mm
Chiều dài thông dụng 2m, 2,4m, 3m

2. Khoảng cách xà gồ lợp mái tôn là bao nhiêu?
Xà gồ hay còn gọi là đòn tay, là bộ phận chống đỡ sức nặng của mái với sự hỗ trợ của các bức tường, kèo gốc, dầm thép để tạo nên độ chắc chắn cho tầng mái của ngôi nhà. Vậy khoảng cách xà gồ lợp mái là bao nhiều ?

Xà gồ là yếu tố quyết định sự bền, đẹp và chắc chắn, tránh những tác động từ thời tiết và thiên tai đối với công trình của bạn.

2.1 Phân loại xà gồ
Có 2 cách để phân loại xà gồ, đó chính là phân loại theo nguyên liệu sản xuất và phân loại theo hình dáng.

a) Phân loại theo nguyên liệu sản xuất
Xà gồ thường được sản xuất bằng các nguyên liệu như: Thép đen, thép mạ kẽm và hợp kim nhôm kẽm.

Xà gồ thép đen
Loại xà gồ này được sản xuất hoàn toàn từ 100% thép cao cấp, bằng cách cán nóng theo tiêu chuẩn công nghệ, sau đó sử dụng các mối hàn để nối thanh thép non với nhau.
Xà gồ thép đen có ưu điểm: Nhẹ, chắc bền và không bị uốn cong khi có tác động mạnh. Bên cạnh đó chất liệu này có khả năng chống cháy, chống mối mọt tốt, không gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, xà gồ thép đen cũng có những nhược điểm như: độ nhám thấp, tính thẩm mỹ không cao, lớp bên ngoài dễ bị rỉ sét, độ dài bị hạn chế tối đa 6m nên không phải công trình nào cũng có thể sử dụng được.

Xà gồ thép mạ kẽm
Xà gồ thép mạ kẽm là loại xà gồ được làm từ những tấm thép cán nóng, cán nguội sau đó phủ một lớp kẽm lên bề mặt.
Loại xà gồ này có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và rỉ sét trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thi công lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng, kích thước phù hợp với nhiều công trình.
Nhược điểm của loại xà gồ này đó là ít chủng loại để lựa chọn, khả năng chịu lực kém.

Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm
Đây là loại xà gồ được làm từ thép cán nóng, cán nguội sau đó được phủ một lớp mạ hợp kim nhôm kẽm lên bề mặt. Loại xà gồ này được sử dụng nhiều trong các kết cấu thép, nhà xưởng, cột kèo thép hay dân dụng.
Loại xà gồ này đó là khả năng chống ăn mòn và gỉ sét tốt. Độ bền cao với kích thước đa dạng, phù hợp với nhiều công trình. Bên cạnh đó sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.

Phân loại theo hình dạng
Theo hình dạng gồm có xà gồ chữ C và xà gồ chữ Z.
Với xà gồ chữ C là loại xà gồ có mặt cắt dạng chữ C, nó luôn đảm bảo về độ bền chắc và độ võng trong phạm vi cho phép nhất định. Thường được sử dụng khi xây dựng các nhà xưởng có bước cột dưới 6m.
Xà gồ chữ Z là loại xà gồ có mặt cắt dạng chữ Z và được sử dụng cho các công trình có bước cột lớn hơn 6m. Xà gồ chữ Z đảm bảo độ bền chắc với tính thẩm mỹ cao và chịu được trọng lực lớn.

2.2 Vì sao cần tính toán khoảng cách xà gồ lợp tôn
Như đã chia sẻ, xà gồ là khung chống đỡ cho mái tôn, việc tính khoảng cách xà gồ lợp tôn mang lại cho bạn nhiều lợi ích:

An toàn khi sử dụng
Việc bbố trí xà gồ đúng tiêu chuẩn sẽ giúp nâng đỡ mái tôn cũng như đảm bảo kết cấu chung của toàn bộ ngôi nhà. Vì vậy nó sẽ giúp bạn được sử dụng công trình an toàn hơn, cho nên bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng về vấn đề này nhé!

Nâng cao tuổi thọ cho công trình
Độ bền của xà gồ mái tôn tốt sẽ giúp công trình của bạn có tuổi thọ cao hơn rất nhiều, ít hư hỏng.
Với những nơi có khí hậu khắc nghiệt thì việc tính toán cần chi tiết và đúng kỹ thuật để đảm bảo không bị tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Tiết kiệm chi phí
Chi phí ở đây đó là thi công, sửa chữa trong quá trình sử dụng. Việc tính toán  khoảng cách xà gồ mái tôn chính xác giúp bạn không phải sửa đi sửa lại nhiều lần, cũng như không phải mua dư hay thiếu vật liệu giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.

2.3 Khoảng cách xà gồ lợp tôn
Để tính được khoảng cách xà gồ lợp tôn cần phải xác định được các yếu tố.
Độ dày vật liệu cấu tạo mái: Bao gồm xà gồ, kèo và tôn lợp
Độ dốc mái: Đây là yếu tố quan trọng để chuẩn bị vật liệu cũng như tính được khoảng cách xà gồ mái tôn phù hợp. Độ dốc mái tôn phụ thuộc vào chiều dài mái cần thoát nước, lưu lượng nước mưa ở nơi thi công và tính thẩm mỹ của công trình.
Công thức tính độ dốc của mái tôn sẽ được xác định bằng khoảng cách điểm cao nhất và điểm thấp nhất của mái nhà. Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/chiều dài mái.
Trên kinh nghiệm thực tế khoảng cách xà gồ từ 70 – 90cm với 1 lớp tôn và 80 – 120cm với tôn cách nhiệt là hợp lý.

Ngoài ra, tùy từng công trình với từng loại khung kèo khác nhau mà khoảng cách xà gồ mái tôn cũng khác nhau. Đối với những hệ khung kèo 2 lớp thì khoảng cách lý tưởng là 1,1m – 1,2m . Đối với hệ kèo 3 lớp thì khoảng cách lý tưởng nhất là 0,8m – 0,9m.

3. Đơn giá nhân công lợp mái tôn hiện nay là bao nhiêu?
Đơn giá nhân công lợp mái tôn hiện nay là bao nhiêu? là một trong những vấn đề mà những ai đang có ý định xây nhà với mái tôn thắc mắc. Thông thường đơn giá nhân công lợp mái tôn sẽ chiếm từ 30% đến 40% toàn bộ chi phí làm mái tôn. 

Đối với những ngôi nhà có thiết kế mái khác nhau thì giá thuê nhân công lợp mái cũng khác nhau. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ phức tạp về kiến trúc mái, phương pháp thi công của từng công trình khác nhau.

Để biết đơn giá thi công lợp mái tôn chính xác cho ngôi nhà của mình, bạn nên liên hệ với các đơn vị, công ty xây dựng có kinh nghiệm lợp mái tôn để được tư vấn cụ thể nhất.