You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Lưu ý quan trọng về chống dột khi làm mái ngói

Đây là câu hỏi mà khá nhiều người lo lắng khi nghĩ đến giải pháp làm mái nhà.

Ở Việt Nam hay một số nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt là miền Bắc Việt Nam có mùa hè khắc nghiệt thì việc lợp mái ngói mang lại cho công trình sự thông thoáng và mát mẻ hơn.Mái ngói cũng là hình ảnh rất gần gũi trong tiềm thức người dân Việt Nam.

 
mai-ngoi-co-thuc-su-bi-dot-khong

Thế nhưng trong cuộc sống chúng ta có thể đã có lần thấy người hàng xóm hoặc 1 người bạn của mình nói rằng: “ Mái ngói nhà tôi dột quá”. Hẳn điều này sẽ để lại ấn tượng không tốt trong suy nghĩ của chúng ta không ít thì nhiều. Và tất nhiên điều gì cũng có lý do của nó, chúng ta cùng tìm hiểu xem những lý do khiến mái ngói bị dột và yếu tố để có 1 mái nhà bền vững theo thời gian nhé:

Do độ dốc mái

Góc tạo bởi mặt phẳng ngang và mặt mái gọi là: Anpha (độ)  ; hoặc I = a/b ( tính theo %)

Độ dốc tối thiểu cho mái ngói: Anpha = 18 (độ) trở lên. Vì vậy những công trình có độ dốc thấp hơn khả năng dột rất cao.

Tại sao lại như vậy ?

Khi mưa theo phương từ trên xuống rời vào mặt mái. Dưới tác dụng của gió sẽ bẻ cong quỹ đạo của đường rơi và đối với mái có độ dốc không đủ thì mưa sẽ bị hắt vào trong mái gây dột.Mái có dộ dốc thấp và chiều dài mái càng lớn thì xác xuất dột sẽ càng cao

Vây để chống dột trong trường hợp này chúng ta cần lưu ý trong thiết kế độ dốc mái phù hợp (trên 18 độ)

Do ngói

Đây là lý do khá dễ hiểu khi ngói là vật liệu bao phủ bề mặt mái .chất lượng ngói không đảm bảo sẽ gây dột trong các trường hợp:

Ngói bị nứt bề mặt.
Ngói bị cong vênh, hở (thường hay xảy ra với ngói nung).
Ngói bị lỗi gờ chắn nước.
Do lỗi thi công
Có lẽ đây là lý do phổ biến nhất khiến mái nhà của bạn bị dột.Lỗi thi công sẽ gồm các trường hợp sau:

Chi mè (lito không đúng kỹ thuật). Mỗi loại ngói sẽ có bước nhịp chia mè khác nhau: VD ngói bê tông thường từ @320-@360 đối với ngói sóng, ngói đất nung 22 viên/m2 thường từ @265-@275. Nếu người thợ không tuân thủ điều nàu thì hiển nhiên mái ngói sẽ bị vênh theo hàng, độ gối không đủ và gây ra dột mái.

Lợp ngói nóc: Khi hoàn thiện phần mái chính chúng ta tiến hành lợp ngói bò nóc và bò rìa.Nếu lợp không đúng kỹ thuật sẽ gây hở mái và dột. Để khắc phục thì cần đắp vữa đủ , đúng kỹ thuật hoặc sử dụng them các tấm dán nóc hoặc bắn thêm vít nếu có thể để đảm bảo an toàn cho mái.

Xử lý các vị trí giáp lai với ống khói, tường không đúng kỹ thuật

Các vị trí giáp lai thông thường cần có thanh giáp tường ( hình chữ Z): một phần âm vào trong tường khoảng 1-2cm và 1 phần ngoài nằm đè lên trên mái ngói.

Nếu không sử dụng thanh giáp tường thì phần ngói cũng nên cho âm vào trong tường 1-1.5cm sau đó đắp nẹp vữa lên phía trên để chống thấm dột.

Xử lý máng xối âm không khéo: Đây là vị trí khá nhay cảm, Máng xối lắp đặt không đúng kích thước, kỹ thuật và lắp , cắt ngói không đúng kỹ thuật cũng gây ra dột mái.