Nhà thép lắp ghép hay còn gọi là nhà khung thép lắp ghép hoặc nhà lắp ghép, đang được sử dụng rất nhiều thay thế cho các kiến trúc xây dựng nhà truyền thống, ngoài ra nhà khung thép còn được sử dụng rất nhiều làm nhà xưởng, nhà kho, siêu thị, nhà điều hành, bệnh viện, kho hàng bảo quản …
Nhà thép lắp ghép được tạo ra với mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về mặt kết cấu lẫn độ an toàn cũng như là khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Ngoài ra, việc thi công nhà lắp ghép rất nhanh chóng và chính xác do đã thiết kế sẵn và chỉ lắp dựng tại nơi thi công. Hơn nữa, nhà lắp ghép sau quá trình sử dụng có thể tháo ra và có thể lắp đặt tại ví trí mới nhanh chóng, dễ dàng. Chính vì vậy, nhà khung thép lắp ghép trở thành lựa chọn tối ưu cho các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay.
Cấu tạo hệ khung thép:
1 - Nền móng nhà thép lắp ghép : Do toàn bộ hệ thống Khung, Vách và Sàn sử dụng các kết cấu nhẹ nên tải trọng truyền xuống móng của loại nhà lắp ghép thông thường tương đối nhỏ. Vì vậy hầu hết các kiểu nhà này sử dụng giải pháp móng đơn (hay còn gọi là móng cốc) tại các vị trí chân cột. Đổ giằng bê tông cốt thép theo chu vi nhà.
2 - Cột và dầm thép: Đối với các nhà khung thép có khẩu độ nhịp lớn, kết cấu khung được làm từ thép tổ hợp chữ I ( thép SS400 : Fy=2350(Kg/cm2). Các thép tấm với độ dày khác nhau được hàn tổ hợp tại nhà máy, tạo thành các kết cấu theo bản vẽ thiết kế.
Đối với các kiểu nhà nhịp nhỏ, bước gian vừa phải(3->5)m, cột thép thường được làm bằng tổ hợp thép 2C mạ kẽm hoặc hộp mạ kẽm dày từ 1,8mm đến 2,5mm. Để đảm bảo độ thẩm mỹ cho công trình, các kết cấu khung này được bao che bởi các phụ kiện tôn đồng mầu với các kết cấu khác.
3 - Vì kèo nhà thép lắp ghép: Sử dụng thép hộp hoặc thép góc được liên kết với cột, dầm thép bằng bulong và bản mã.
4 - Xà gồ mái nhà lắp ghép: dùng thép dập nguội tạo hình chữ C, hoặc Z của các hãng cung cấp có thương hiệu trên thị trường hiện nay.
Phần khung nhà lắp ghép được chế tạo trước tại nhà máy, được chia nhỏ thành các cấu kiện thuận lợi cho việc vận chuyển lắp ráp tại công trình. Hoặc nếu địa hình không cho phép thì có thể vận chuyển vật liệu thủ công và chế tạo tại công trình.
5 - Tường bao quanh của nhà lắp ghép : Đối với các công trình có yêu cầu về an ninh nên sử dụng tường bao che bằng các vật liệu nhẹ như gạch bê tông nhẹ- giá cả thấp hơn gạch đỏ truyền thống, có ưu điểm nhẹ, thi công nhanh. Đối với các công trình tạm thời, để giảm chi phí xây dựng, có thể sử dụng các tấm panel nhẹ (tôn + xốp + tôn) cách âm, cách nhiệt để thay thế tường xây. Chiều dày sản phẩm 50mm đến 100mm.
6 - Vách ngăn phòng của nhà thép lắp ghép : sử dụng (tôn + xốp + tôn) cách âm, cách nhiệt. Chiều dày sản phẩm 50mm đến 100mm. Giá thành rất cạnh tranh so với vật liệu truyền thống, thi công nhanh gọn, không bị ẩm mốc, với các màu khác nhau, màu giả gỗ … tạo kiến trúc thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn.
7 - Cửa đi nhà lắp ghép: Cửa nhựa lõi thép gia cường hoặc các loại cửa truyền thống. Lắp đặt cửa theo yêu cầu.
8 - Cửa sổ nhà lắp ghép : cửa mở trượt khung nhôm kính hoặc cửa nhựa lõi thép. Lắp đặt cửa theo yêu cầu.
9 - Trần nhà khung thép: Trần thạch cao khung xương hoặc trần tôn vân gỗ dày 2,5mm, trần panel tùy theo yêu cầu của khách hàng.
10 - Sàn nhà khung thép lắp ghép có thể dùng tấm sàn bê tông nhẹ lắp ghép, hoặc đổ sàn bê tông tại chỗ. Bề mặt sàn hoàn thiện dùng các tấm sàn ceamboad, ván gỗ công nghiệp. hoặc tấm thảm trải sàn pvc, sàn gỗ công nghiệp, hoặc lát gạch truyền thống …
11 - Mái nhà khung thép: Dùng tấm panel tôn Pu PP hoặc tấm panel tôn xốp tôn cách âm, cách nhiệt, hoặc tấm tôn giả ngói kiểu biệt thự với màu sắc đa dạng.
12 - Hệ thống cầu thang thép: cầu thang gỗ kết nối hai tầng nhà đảm bảo di chuyển thuận tiện.
13 - Bu lông liên kết với dầm móng – khung nhà – diềm mái, ốp nóc, máng hứng nước mưa, ống thoát nước mưa.