You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu thép khi làm nhà tiền chế

Khi những khái niệm về nhà thép tiền chế luôn gắn liền với những ưu điểm như tiết kiệm chi phí thì song song với nó sẽ là những lo lắng về độ bền của chúng. Nỗi lo lắng của chủ đầu tư sẽ được giải đáp bằng tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu thép dựa trên TCXDVN: 170:2007. Đây là nền tảng giúp cho những cam kết về chất lượng thi công và tính toán kết cấu thép được đảm bảo.
 
tieu-chuan-thi-cong-va-nghiem-thu-ket-cau-thep-khi-lam-nha-tien-che

1. Nguyên tắc chung của nhà kết cấu thép
Thiết kế nhà thép tiền chế được dựa trên nền tảng lắp ghép, do đó toàn bộ kết cấu thép phải có sự liên quan chặt chẽ. Để đảm bảo chất lượng công trình thì việc tuân theo những tiêu chuẩn là một điều bắt buộc.

Vậy đâu là những tiêu chuẩn mà nhà đầu tư cần biết để kiểm soát được chất lượng?
Kết cấu thép phải được gia công công và lắp ráp theo bản vẽ kết cấu cùng bản vẽ chi tiết kết cấu. Đặc biệt, đối với những kết cấu chi tiết, ngoài tiêu chuẩn chung sẽ còn các quy định riêng dành cho kết cấu đó.
Khi gia công, lắp ráp thường sử dụng phương pháp cơ giới, phương pháp tổ khối lớn phù hợp với biện pháp thi công và sơ đồ công nghệ.
Trong tất cả các quá trình gia công, lắp ráp, nghiệm thu phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện sơ đồ công nghệ và biện pháp thi công. Các kết quả kiểm tra sẽ được ghi vào nhật ký công trình.
Kết cấu thép phải đảm bảo được những yêu cầu của thiết kế về khả năng chịu lực bao gồm độ bền, mỏi, ổn định và độ biến dạng.
Kết cấu phải làm việc ổn định trước sự tác động của nhiệt độ hoặc những tác động tính toán khác mà chúng có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng.
Kết cấu dưới tác dụng trực tiếp của lửa khi cháy phải giữa khả năng chịu lực và tính nguyên vẹn trong một khoảng thời gian nhất định (do thiết kế quy định).
Kết cấu thép phải được bảo vệ chống ăn mòn (chúng được thể hiện trong những tài liệu thiết kế, theo yêu cầu của tiêu chuẩn xây dựng về bảo vệ chống ăn mòn kết cấu xây dựng).
Các lớp bảo vệ ăn mòn cần được thực hiện trong điều kiện công xưởng hoặc nhà máy chế tạo kết cấu thép.
Ngoài ra vẫn còn những tiêu chuẩn khác mà chủ đầu tư có thể tham khảo trong Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam TCXDVN: 170:2007.
Quý nhà đầu tư đừng bỏ lỡ những bí quyết để xây nhà tiền chế tiết kiệm chi phí nhất!

2. Yêu cầu về thép và vật liệu hàn
Khi xây dựng nhà kết cấu thép thì thép chính là vật liệu chủ chốt. Vì vậy yêu cầu về thép và vật liệu hàn là một vấn đề quan trọng, quyết định đến chất lượng công trình. Đơn vị thiết kế và thi công cần đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn sau:

Tất cả thép trước khi gia công cần được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế.
Thép cần được phân loại nhãn mác, đánh dấu và sắp xếp theo tiết diện tránh sự nhầm lẫn giữa những loại thép. Các loại thép khác nhau phải dùng sơn màu khác nhau để đánh dấu.
Thép phải nắn thẳng, làm sạch gỉ dầu mỡ và những tạp chất trước khi sử dụng. Bán kính cong và độ võng cho phép khi tiến hành uốn nắn phải tuân theo quy chuẩn.
Thép phải được xếp thành lô chắc chắn ở trong nhà có mái che. Trường hợp để ngoài trời cần được sơn phủ bảo vệ, khi xếp phải kê lót, xếp nghiêng sao cho dễ thoát nước.
Khi vận chuyển thép cần có bộ giá để thép không bị biến dạng.
Trước khi sử dụng, phải kiểm tra chất lượng que hàn, dây hàn và thuốc hàn tương ứng với quy định trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật hiện hành.
Que hàn, dây hàn, thuốc hàn phải được sấy khô theo chế độ thích hợp cho từng loại.
Lượng que hàn và thuốc hàn đã sấy khô lấy ở tủ sấy ra chỉ được dùng trong một ca sản xuất (nếu hàn lên thép cacbon thấp) hoặc đủ trong hai giờ (nếu hàn lên thép hợp kim thấp)
Việc lựa chọn que hàn, dây hàn và thuốc hàn thích hợp cần xét tới cường độ của các bộ phận cần hàn và tính chịu hàn của các bộ phận đó. Que hàn nào bị tróc vỏ hoặc bị bẩn và những que hàn hỏng thì không được sử dụng.
Vật liệu sơn bảo vệ kết cấu cầu thép phải tuân thủ theo quy định của TCVN 8789:2011.
Thi công và nghiệm thu kết cấu thép

3. Quy trình kiểm soát chất lượng kết cấu thép
Áp dụng một quy trình kiểm soát chất lượng kết cấu thép chặt chẽ, nghiêm ngặt để chủ đầu tư có một công trình bền vững nhất:

Bước 1: Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và chứng chỉ vật liệu của thép tấm, thép xà gồ, thép bulông neo, vật liệu hàn, sơn.
Bước 2: Kiểm tra, lấy mẫu và thí nghiệm vật liệu.
Bước 3: Kiểm tra Cắt phôi và gá tổ hợp như quy cách chiều rộng, dài, bề dày...  để lập báo cáo và nghiệm thu kỹ thuật.
Bước 4: Kiểm tra gá hàn chi tiết như: hàn tự động, nắp cánh dầm, kiểm tra siêu âm và từ tính mối hàn…
Bước 5: Kiểm tra kích thước và làm sạch bề mặt trước khi sơn: Phun bi làm sạch bề mặt, kiểm tra kỹ kích thước và nghiệm thu nội bộ trước khi sơn.
Bước 6: Kiểm tra sơn: Kiểm tra sơn chống rỉ và sơn màu.
Bước 7: Ghi tên sản phẩm và xếp hàng.
Trong mỗi công đoạn của quy trình kiểm soát sản xuất kết cấu thép đều có biên bản báo cáo kết quả tỉ mỉ và chuẩn xác nhất.

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu thép phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định và phù hợp với từng giai đoạn, công trình, điều này quả thực không đơn giản.