Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về những ưu điểm và nhược điểm của kết cấu thép, qua đó giúp các bạn nắm được các thông tin hữu ích trong việc lựa chọn loại kết cấu này khi xây dựng công trình như: Trường học, nhà xưởng, siêu thị…
1. Kết cấu thép là gì?
Trong thi công xây dựng, kết cấu thép đang cho thấy tầm quan trọng vượt trội vì đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về vật liệu và quy trình thi công tân tiến. Vậy kết cấu thép là gì? Đây là một kết cấu chịu lực của công trình, cấu tạo bằng vật liệu thép, được sản xuất theo một hình dạng hoặc một cấu trúc nhất định như: Thép ống thép hộp, thép chữ U, thép xoắn,…theo thông số kỹ thuật phù hợp với mỗi dự án khác nhau.
Một cấu trúc thép được tạo thành khi kết hợp với những cấu kiện thép định hình, có tác dụng giống như bộ xương sống của cơ thể người. Đảm nhiệm vai trò chịu lực, truyền tải cho cả công trình.
2. Kết cấu thép có ưu điểm gì?
Được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, kết cấu thép có những ưu điểm vượt trội giúp người dùng làm ra những công trình chất lượng, an toàn chắc chắn, đúng chuẩn thiết kế ban đầu.
Độ bền cao, khả năng chịu lực tốt: Với thành phần chính là thép, loại vật liệu nổi tiếng là dẻo dai, tính đàn hồi cao nên sẽ giúp kiến trúc sư tính toán đúng nhất về thông số trong bản vẽ thi công. Đồng thời, độ linh hoạt của thép giúp tăng khả năng liên kết, thích hợp để áp dụng cho nhiều thiết kế. Chính vì thế, kết cấu thép mang đến độ bền bỉ, chịu lực tốt, giúp công trình an toàn vững chãi và có tuổi thọ cao.
Trọng lượng nhẹ nhất trong tất cả các kết cấu: Chỉ số giữa trọng lượng riêng và cường độ tính toán của thép được xem là nhẹ hơn nhiều so với bê tông hay gỗ đá. Bên cạnh đó, kết cấu thép còn thích hợp trong điều kiện xây dựng công nghiệp hóa vì thép được sản xuất trong nhà nhà máy chuyên nghiệp.
Thuận tiện khi vận chuyển và lắp ráp: Nhờ trọng lượng nhẹ, đặc tính linh hoạt mà giúp vận chuyển, thay đổi sửa chữa, mở rộng công trình dễ dàng hơn..
Thi công nhanh chóng: Nguồn nguyên liệu dễ tìm, chi phí phải chăng và được lắp ráp sẵn nên quá trình thi công của kết cấu thép cũng diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian.
Ứng dụng phong phú: Xây dựng cầu đường, nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp sản xuất, bể chứa dầu/xăng dầu/hóa chất, công trình công cộng (trường học, khán phòng, nhà thi đấu…), làm khung cho chung cư...
3. Nhược điểm của kết cấu thép mà bạn cần lưu ý
Ngoài những ưu điểm trên thì kết cấu thép có một số nhược điểm mà bạn nên biết:
Kết cấu thép chịu lửa kém: Trên thực tế thép khi chạm tới nhiệt độ từ 500 - 600 độ C sẽ bị biến dạng. Để khắc phục nhược điểm này là cần tuân thủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy đầy đủ hoặc bọc thêm lớp bê tông tấm gốm, phun bọt/sơn chống cháy,...
Khả năng chống gỉ, chống ăn mòn kém: Khi ở môi trường ẩm thấp, mưa gió, rất dễ khiến thép bị gỉ, bề mặt mất thẩm mỹ. Giải pháp là cần lựa chọn các loại thép có chất lượng cao, được mạ kẽm nhằm bảo vệ và chống ăn mòn hiệu quả.
4. Các loại kết cấu thép trong xây dựng phổ biến
Kết cấu thép có rất nhiều loại, mỗi loại được lựa chọn sao cho tương ứng với mục đích thiết kế riêng của người thi công:
Hình côn: Loại này phổ biến để làm nhà thép tiền chế công nghiệp.
Hình chữ U: Hình dáng là 2 cạnh nằm song song với các góc vuông tạo thành chữ U.
Hình chữ C: Bao gồm mặt cắt hình chữ C, thích hợp dùng làm xà gồ nâng đỡ phần mái.
Hình chữ nhật, hình chữ Z , hình chữ L: Thường có nhiều kích thước khác nhau, thường được sử dụng làm phần góc, chi tiết phức tạp.
Hình vuông, hình ống: Là thép hộp thép ống với khả năng chống xoắn cao thường được sử dụng làm cột hoặc trụ cho công trình. Vì thế chất lượng thép phải có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn.
Nguồn: myvietgroup.vn